Tại Việt Nam, ruộng bậc thang xuất hiện nhiều nhất tại Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai… và đặc biệt là “thánh địa” ruộng bậc thang Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).
Du lịch Mù Cang Chải ngắm từng nấc thang lên trời
Nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, huyện Mù Cang Chải ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển. Nếu ai không thích thời tiết tại đây, chỉ việc chờ 15 phút, bởi nắng mưa có thể luân phiên nhau nhiều lần trong ngày.
Dưới sức người trải qua hàng chục năm, Mù Cang Chải đã tràn ngập đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống theo từng bậc, từng bậc vươn cao lên bầu trời. 700 ha ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất ổn định, cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy, mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ của vùng đất này.
Mù Cang Chải có gần 50.000 người, trong đó 90% là dân tộc Mông. Qua tiếp xúc, nhiều người không nói được tiếng Kinh. Họ ở nhà nền đất và thờ đa thần.
Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà chỉ có hàng chục khe suối với tổng chiều dài khoảng 360 km, đều bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn. Những con suối này là nơi đồng bào dân tộc Thái (là dân tộc thiểu số đông thứ hai) giặt giũ, tắm rửa.
Thi thoảng vẫn xuất hiện những bà mẹ trẻ còn mặc đồng phục học sinh phải nuôi con. Người Mông thường quan niệm con gái đi lấy chồng thì “lúc sống là người của họ nhà chồng, lúc chết cũng là ma họ nhà chồng”. Quan niệm lạc hậu này là một trong những nguyên nhân chính của tảo hôn và hôn nhân cận huyết, để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi.
Xem thêm bài viết :
Bài viết hay quá, mình luôn thích khám phá những nét đẹp đặc trưng của người dân tộc, và tìm hiểm các món ăn ngon hàng ngày thể hiện nét văn hóa của dân tộc ấy.
Trả lờiXóa